Thi CĐ, ĐH năm 2015 nhiều trường áp dụng sơ tuyển

Đánh giá bài viết :

Năm nay lần đầu tiên kì thi tốt nghiệp THPT và kì thi CĐ – ĐH năm 2015 sẽ được gộp làm 1, việc tổ chức kì thi quốc gia như vậy cái được lớn nhất là giảm được kinh phí tổ chức thi cũng như kinh phí đi lại ăn ở của thí sinh và người nhà trong kì thi CĐ – ĐH. Tuy nhiên cái được là như vậy nhưng tổ chức thi dàn trải như vậy 1 số trường ĐH top trên lại lo lắng về chất lượng đầu vào của trường.

thi-cd-dh-nam-2015

Bạn đọc xem thêm thông tin văn bằng 2 đại học luật, học trung cấp luật, tin giáo dục tại page: vanbang2daihocluat.com

Và để đảm bảo được chất lượng đầu vào thì đa số đề án tuyển sinh năm 2015 của các trường đại học “top” trên đều lựa chọn phương án sơ tuyển qua học bạ, hạnh kiểm. Chẳng hạn, tại ĐHQG TP.HCM, điều kiện xét tuyển trước hết là thí sinh phải đạt hạnh kiểm khá, điểm trung bình 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt từ 6,5 trở lên (hệ ĐH) và 6,0 trở lên (hệ cao đẳng). Kèm theo đó, thí sinh phải tốt nghiệp kỳ thi THPT quốc gia 2015 và thi tại các cụm thi do các trường ĐH tổ chức.

Trường ĐH Y Hà Nội, đại diện ban tuyển sinh trường này cho biết: “Năm 2015, trường sẽ sử dụng kết quả của 3 môn toán, hóa học, sinh học từ kỳ thi THPT quốc gia để xét kết quả vào trường. Cả 3 môn này đều không nhân hệ số. Bên cạnh đó, trường có thể tổ chức sơ tuyển (trừ TS được tuyển thẳng). Tiêu chí sơ tuyển dựa vào tổng điểm trung bình của 3 môn toán, hóa, sinh ở 5 học kỳ THPT (6 kỳ đối với các TS đã tốt nghiệp các năm trước). Để đạt sơ tuyển TS phải có điểm trung bình mỗi môn trên 7 đối với hệ bác sĩ, và trên 6 điểm đối với hệ cử nhân”.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: “TS muốn đăng ký vào trường phải đạt điều kiện cứng là tốt nghiệp THPT quốc gia tại các cụm thi trên toàn quốc do các trường ĐH tổ chức. Trong khâu xét tuyển, TS phải trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (sơ tuyển trực tuyến) dựa vào tổng điểm trung bình học bạ của 3 năm THPT với 2 môn cơ bản là toán và ngữ văn phải đạt 11 điểm trở lên (thang điểm 10). Giai đoạn 2 (xét tuyển sau sơ tuyển) dựa vào điểm kỳ thi THPT quốc gia hoặc học bạ.

Trường ĐH Ngoại thương cho biết: “Trong đề án tuyển sinh năm 2015, trường có thêm điều kiện để TS được nộp hồ sơ dự tuyển là điểm trung bình chung học tập của mỗi năm học phải đạt từ 6,5 và hạnh kiểm đạt loại khá trở lên. Ngoài ra, với các TS đã tốt nghiệp năm 2014 thì điểm 3 môn khối thi cũng phải đạt điều kiện này.

Thi năng khiếu, bài kiểm tra riêng

Trường ĐH Luật TP.HCM, TS phải trải qua 2 bước. Cụ thể, theo PGS.TS Trần Hoàng Hải – Phó Hiệu trưởng nhà trường: Bước 1 là xét tuyển: Điểm trung bình 3 năm học phổ thông chiếm 20% số điểm trúng tuyển và kết quả thi tốt nghiệp chiếm 60% tổng số điểm trúng tuyển. Sau đó, trường sẽ xét tuyển theo cách chọn điểm từ cao xuống thấp để xác định TS trúng tuyển bước 1. Bước 2, TS làm bài kiểm tra khả năng về các lĩnh vực ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức xã hội tổng hợp (kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, địa lý…) và tư duy logic. Bài kiểm tra này chiếm 20% trong tổng số điểm trúng tuyển.

Như vậy có thể thấy không chỉ sơ tuyển học bạ, hạnh kiểm, để “chọn lọc” đầu vào, nhiều trường ĐH cũng đưa ra cách kiểm tra riêng nên TS cần phải nắm rõ để có quyết định đúng đắn khi nộp hồ sơ xét tuyển.

Trong đó, đáng chú ý là phương án tuyển sinh khá mới mẻ của ĐH Y Dược TP.HCM. Theo PGS.TS Lý Văn Xuân – Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, trường sẽ xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xác định điểm sàn tối thiểu cho từng ngành đào tạo với tổng điểm 3 môn- toán, hóa, sinh. Tuy nhiên, khi xét tuyển từng ngành cụ thể, nếu một ngành có quá nhiều TS có tổng điểm 3 môn bằng nhau, trường áp dụng các tiêu chí phụ: Xét ưu tiên TS có điểm thi môn hóa (đối với ngành dược) và sinh (đối với các ngành còn lại) cao hơn.

Nếu vẫn đồng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia để lấy từ cao xuống thấp. Trong trường hợp vẫn còn quá nhiều TS bằng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình 3 môn toán, sinh, hóa năm lớp 12…