Phương án thi tốt nghiệp năm 2015 – các trường ĐH đánh giá cao

Đánh giá bài viết :

Hầu hết các lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, các phương án thi tốt nghiệp năm 2015 trong quy chế tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia là tối ưu trong điều kiện hiện nay và đáp ứng kịp thời chủ trương đổi mới.

Tổ chức thi tuyển sinh theo các cụm thi đã được đạidiện các trường ĐH, CĐ, các địa phương thống nhất, lựa chọn và dư luận xã hội ghi nhận, đánh giá cao.

Giảm được chi phí, giảm tốn kém cho xã hội và tăng thêm cơ hội cho thí sinh:

Trước đây, các thí sinh phải thi tốt nghiệp THPT trong 3 ngày, thi tuyển sinh ĐH, CĐ mỗi đợt thêm 3 ngày nữa. Như vậy, thông thường thí sinh sẽ mất 6 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 1 đợt ĐH), 9 ngày (nếu thi tốt nghiệp và 2 đợt ĐH), 12 ngày (nếu thi tốt nghiệp, 2 đợt ĐH và 1 đợt CĐ).

Theo dự thảo quy chế mới thì các em chỉ thi 4 ngày nên giảm được chi phí dự thi, giảm tốn kém cho xã hội và tăng thêm cơ hội cho thí sinh.

Việc mở rộng các cụm thi trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 là sự kế thừa những thành quả của mô hình tổ chức cụm thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ của năm 2014 và các năm trước.

Phương án mở rộng nhiều cụm thi liên tỉnh và cụm thi tỉnh sẽ giúp tạo nên các địa điểm dự thi gần hơn, giảm được chi phí đi lại cho thí sinh và gia đình.

phuong-an-thi-tot-nghiep-nam-2015

Vai trò chủ chốt của trường đại học được thể hiện, đảm bảo tính nghiêm túc và chất lượng đầu vào:

Kỳ thi THPT quốc gia 2015, các cụm thi do trường đại học chủ trì, đảm bảo tính thống nhất và sự nghiêm túc, đồng thời thí sinh (và cả phụ huynh) không phải di chuyển xa và “lều chõng” để thi đại học như trước nữa, mà các đơn vị khảo thí sẽ đến từng địa phương trong kì thi quốc gia.

Phương án miễn thi môn ngoại ngữ để xét tốt nghiệp THPT (đối với những trường hợp đủ điều kiện) sẽ góp phần tạo động lực thay đổi cách dạy, học ngoại ngữ ở các trường theo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phù hợp với xu thế học gắn với thực hành và làm việc theo hội nhập.

Để thật sự giúp cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh được những thí sinh với ngưỡng đầu vào phù hợp với nguồn lực, chất lượng đào tạo, uy tín và đẳng cấp của trường như hiện nay thì kết quả các môn thi phải có độ phân hóa cao.

Phương án mở rộng từ thang điểm 10 sang thang điểm 20 sẽ giúp công tác chấm thi chi tiết hơn kết quả thi của thí sinh, độ sáng lọc sẽ cao hơn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho công tác xét tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ theo hướng thiết thực và nâng cao.

Bên cạnh, một số nội dung chi tiết cần được điều chỉnh thống nhất hơn giữa hai dự thảo quy chế tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy, thì các phương án đề xuất trong dự thảo đã công bố là tối ưu trong điều kiện hiện nay và đáp ứng kịp thời chủ trương đổi mới.

Thời gian thi phù hợp:

Thời điểm tháng 6 với các trường ĐH luôn là thời gian bận rộn nhất vì phải xét tốt nghiệp cho sinh viên khóa ra trường. Do đó, nếu thi vào tháng 6 sẽ khá khó khăn.

Tháng 7 là thời gian các trường vẫn thực hiện công tác tuyển sinh nên công việc không có gì xáo trộn.

Tuy nhiên, nếu thi sớm hơn cũng sẽ có thuận lợi là việc tuyển sinh sẽ bớt cập rập, công tác tuyển sinh có thể kết thúc vào tháng 8, tháng 9, không phải kéo dài đến hết tháng 10 như mọi năm.

Bạn đọc xem thêm thông tin văn bằng 2 đại luật, học tại chức luật, tin giáo dục tại page: vanbang2daihocluat.com