Học ngành Luật – Con đường ngắn để đi đến thành công

Đánh giá bài viết :

Đứng trước thực trạng tỉ lệ sinh viên cao đẳng, đại học khi ra trường không có việc làm ngày càng gia tăng, theo thống kê trung bình cứ 10 người thì có đến 7 tới 8 người phải làm những công việc trái ngành, làm trái nghề thậm chí trái cả sở thích thì việc chọn cho mình một nghề nghiệp vừa hợp sở thích lại vừa dễ hành nghề quả là một bài toán nan giải nếu bạn không tìm được cho mình một “dây mơ – rễ má” nào đó.

huong nghiep cho con

Nhân lực ngành luật vẫn đang thiếu trầm trọng

Trái ngược với sự “bội thực” của thị trường lao động nói chung, thì nhân lực ngành Luật trong những năm gần đây luôn ở trong tình trạng khan hiếm và đang có nguy cơ ngày càng thiếu hụt. Sự thiếu hụt này là một hiện tượng rất bình thường bởi chúng ta đang sống trong thời đại hội nhập bùng nổ về kinh tế. Mọi hoạt động của các doanh nghiệp hay các cá nhân lại càng cần sự hiểu biết về Luật để không phạm Luật.

Song có một nghịch lý mà chúng ta cần quan tâm là mặc dù nhân lực ngành Luật luôn ở trong tình trang thiếu hụt nhưng vẫn có không ít sinh viên chuyên ngành Luật ra trường không tìm được việc làm. Sở dĩ có tình trạng thị trường lao động đang thiếu hụt mà sinh viên tốt nghiệp lại dư thừa là vì bản thân những sinh viên này chỉ có tấm bằng phòng thân mà không có kiến thức chuyên môn thực sự hoặc nếu có thì cũng chỉ là những kiến thức hời hợt không đủ khả năng hành nghề.

Để tấm bằng không còn chỉ là lá bùa hộ mệnh bạn cần có đủ trình độ văn hoá, phải nắm vững kiến thức chuyên môn, khéo léo trong quá trình xử lý tình huống, sáng tạo. Một nhà tuyển dụng “biết dùng người” sẽ luôn coi trọng khả năng hành nghề chứ không bao giờ đề cao bằng cấp hay chứng chỉ của bạn. Bởi vậy mà ngay từ khi chọn học Ngành Luật bạn cần chọn cho mình cơ sở có chất lượng đào tạo tốt nhất và mức học phí cũng phải phù hợp với khả năng kinh tế của chính bản thân bạn.

Học ngành Luật – Văn bằng 2 Luật ở đâu?

Trong một thị trường rộng mở “trăm người bán, vạn người mua” như hiện nay để tìm được một môi trường đào tạo có chất lượng thì không phải là chuyện khó nhưng vừa có chất lượng đào tạo tốt mà mức học phí lại phù hợp với mọi đối tượng thì lại không dễ.

Có nhiều cơ sở đào tạo tuy chất lượng đảm bảo nhưng với mức học phí vài nghìn USD cho một khoá học thì chỉ có những cô chiêu cậu ấm mới có khả năng theo học còn đối với những sỹ tử xuất thân từ nông thôn chân lấm tay bùn hay những gia đình viên chức bình thường thì dù có ham học đến mấy cũng đành chịu. Ngoài ra, còn có một số cơ sở mức học phí thấp thì lại đào tạo xô bồ, đào tạo ồ ạt kém chất lượng. Thấy người ta đào tạo mình cũng đào tạo để chứng tỏ các ngành nghề mà mình đào tạo rất phong phú nhưng thực chất thì mỗi thứ chỉ đào tạo được một ít nên kiến thức mà học viên thu nhận được chỉ là những kiến thức cơ bản chung chung, chứ không có chiều sâu. Hầu hết học viên ra trường không đủ kỹ năng hành nghề, tới khi va chạm với thực tế thì lúng túng không tìm ra hướng giải quyết vì những kiến thức ấy mình chưa được học bao giờ.

Với mục tiêu đào tạo ra những Cử nhân ngành luật có khả năng hành nghề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và có thể thích nghi với bất kỳ môi trường làm việc nào sau khi ra trường. Vì thế Khoa Luật – Trường Viện Đại học Mở Hà Nội đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo ngành Luật cũng như Văn bằng 2 Đại học Luật uy tín nhất hiện nay.

Trước cơ hội hành nghề của các Cử nhân Luật khi ra trường. Ở trong bối cảnh cầu áp đảo cung như hiên nay thì việc theo học ngành Luật chính là con đường ngắn nhất để đi đến thành công”.