Luật kinh tế – Cơ hội tự khẳng định mình

Đánh giá bài viết :

Là một trong những ngành mũi nhọn, Luật Kinh Tế có vai trò định hướng, dẫn dắt và thiết lập môi trường kinh doanh công bằng cho xã hội trong xu thế hội nhập cả nước nhà trong giai đoạn hiện nay.

Luật kinh tế – “kim chỉ nam” của phát triển bền vững

Luật kinh tế được biết đến là chuyên ngành nghiên cứu, vận dụng những quy phạm pháp luật được Nhà Nước tại thời điểm quy phạm này có hiệu lực nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. Đối với sinh viên theo học chuyên ngành luật kinh tế sẽ được đào tạo tổng thể kiến thức về pháp luật, về cách thức áp dụng trong kinh doanh cũng như được rèn luyện nghiên cứu, xử lý những vấn đề pháp lý trong quá trình hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.

luat-kinh-te-co-hoi-tu-khang-dinh-minh

Sinh viên luật kinh tế được đào tạo kiến thức về luật pháp trong kinh doanh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam hiện ngày càng khởi sắc. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự phát triển của các doanh nghiệp nội địa cùng với các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này yêu cầu cấp thiết về hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách về kinh tế phải được thiết lập, bổ sung và chỉnh sửa sao cho phù hợp với đối tượng và bối cảnh hiện tại. Đặc biệt yêu cầu bất cứ hộ kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đều phải nắm rõ các pháp chế để thực hiện các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Có như vậy các đơn vị này mới được sự bảo hộ của luật pháp.

Ngành Luật kinh tế cũng theo đó mà trở thành một ngành nghề cực kì quan trọng trong xã hội hiện đại. Ngành nghề gắn liền với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế non trẻ.

Nhân lực thuộc khối ngành Luật kinh tế luôn thiếu

Theo thông tin chính thức từ Bộ Tư pháp, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nếu ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam thì chúng ta cần khoảng 13.000 luật sư, 3.000 chấp hành viên, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Với những con số trên bạn đọc cũng có thể dễ dàng nhận thấy phần nào sự “khát” nhân lực đối với khối ngành này. Đó là còn chưa kể tới lượng công chức làm việc tại các bộ, các ban ngành và doanh nghiệp.

luat-kinh-te-co-hoi-tu-khang-dinh-minh-1

Nộp hồ sơ xét tuyển ngành luật Kinh tế

Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Luật kinh tế.

Đối với sinh viên khối ngành luật, sau khi tốt nghiệp có thể doàn thành tốt nhiều vị trí khác nhau như: chuyên viên tư vấn pháp luật cho các tổ chức, doanh nghiệp; chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế hoặc chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan Nhà Nước.

Ngoài ra riêng đối với cử nhân ngành luật kinh tế, ngoài những công vụ pháp luật còn có thể  tư vấn tài chính. Nhiệm vụ của bạn là cung cấp cho khách hàng những tư vấn đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt. Đây là một nghề mới, yêu cầu sự hiểu biết về luật học cũng như các kiến thức về tài chính. Tuy nhiên nghề này thực sự là một nghề giàu triển vọng.

Đại học Vinh đào tạo chuyên ngành luật kinh tế tại Hà Nội

Năm 2015, Đại học Vinh hợp tác cùng tường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long tuyển sinh các lớp văn bằng 2 đại học Luật, tại chức luật, liên thông luật, trung cấp luật. Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên được cấp bằng cử nhân đại học luật do trường Đại học Vinh đào tạo và cấp bằng.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long

Phòng tư vấn tuyển sinh 

Phòng 103 (tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: (04) 62 917 240 – 0912 405 305