Học tại chức Luật có được thi tuyển công chức?

Đánh giá bài viết :

Hiện nay có một số báo đưa thông tin hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Khiến một số bạn có nguyện vọng học Tại chức Luật vì thế mà chưa dám đăng kí học. Vậy ở bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu tính xác thực của những thông tin đó, cùng tìm hiểu Học tại chức Luật có được thi tuyển công chức không nhé?

hoc-tai-chuc-luat-co-duoc-thi-tuyen-cong-chuc

Qui định của pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức

Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Chánh Văn phòng, nguyên là người phát ngôn của Bộ Nội vụ ông Nguyễn Xuân Bình khẳng định rằng: “Về nguyên tắc, thì các qui định pháp luật về tuyển dụng cán bộ công chức (CBCC) được thực hiện thống nhất trong cả nước. Theo luật CBCC không cấm tuyển dụng người có bằng tại chức, và trong Luật Giáo dục không phân biệt giá trị các loại bằng, bởi vậy, việc các địa phương không tuyển dụng CBCC là người có bằng tại chức là không đúng qui định của pháp luật”.

Ông Bình cho biết, hiện có 7 địa phương trong cả nước có thông báo liên quan thi tuyển đầu vào công chức không tuyển dụng người có bằng tại chức. Nhưng hầu hết thông tin đều qua báo chí, vậy nên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã cử 2 đoàn kiểm tra công tác tuyển dụng ở 1 số Bộ, ngành, và địa phương để xác định thông tin cho chính xác. Ông Bình cũng khẳng định, nếu trong trường hợp có địa phương đã thi tuyển CBCC và không cho những người có bằng tại chức thi thì phải chịu trách nhiệm về sai phạm theo mức độ pháp luật qui định.

Thi tuyển công chức không phân biệt chính qui hay tại chức miễn sao phải đảm bảo chất lượng

Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cũng cho rằng, vì trước đây khi tuyển dụng chỉ chú trọng trình độ, và phẩm chất, mà chưa chú trọng nhiều đến năng lực, thế nhưng hiện nay cần chú trọng đến năng lực. Bởi vậy, giữa các văn bằng có giá trị như nhau, để có thể chọn được người có năng lực thì phải tổ chức thi tuyển công bằng, và khách quan, chứ không nên chỉ nhìn vào văn bằng, mà nên nhìn vào năng lực thực tế.

Liên quan đến việc “phân biệt” bằng tại chức và chính qui, ông Bình cho rằng, cần nhìn nhận hiện tượng xã hội này không “khô cứng” mà có sự chia sẻ, và ghi nhận. Tại các địa phương, tất cả những người sử dụng nguồn nhân lực đều mong muốn tìm cách này cách khác để tuyển dụng được những người có năng lực thực sự vào bộ máy của mình. Trong xuốt một quá trình dài vừa qua, đã có những giai đoạn, loại hình đào tạo ngoài chính qui đã góp phần đào tạo nguồn cán bộ chất lượng, có phẩm chất năng lực, thế nhưng hiện nay, xét trong một chừng mực nào đó, thì việc đào tạo tại chức tràn lan, một phần do đối tượng đầu vào không bảo đảm, cho nên không phải người học tại chức nào cũng đáp ứng được yêu cầu mong muốn.

Như vậy, có thể thấy theo đúng qui định của pháp luật thì trong các kì thi tuyển công chức sẽ không có sự phân biệt giữa các loại hình đào tạo giữa ĐH luật chính qui, Tại chức, hay văn bằng 2 đại học luật hệ vừa học vừa làm.