Khát Vọng Đại Học Và Ác Mộng Thất Nghiệp?
Theo thống kê, cả nước đã có 60.340 doanh nghiệp gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động hoặc phá sản, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013, đã làm cho hàng trăm ngàn lao động bị mất việc làm hoặc không có việc làm thường xuyên.
Tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động khá nghiêm trọng: Có tới hơn 750 ngàn người có trình độ CĐ, ĐH không tìm được việc làm phù hợp hoặc phải làm các nghề không đúng với trình độ được đào tạo; hơn 147 ngàn người trình độ ĐH trở lên bị thất nghiệp. Đời sống văn hóa, tinh thần vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các KCN, KCX, các địa phương có đông công nhân, lao động nhập cư. Còn trước đó theo bản tin thị trường lao động Việt Nam số 3 được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) công bố chiều 3/9/2014 tại Hà Nội đã cho thấy, “bức tranh” thị trường lao động 9 tháng đầu năm với rất nhiều vấn đề phức tạp.
Có thể coi, năm 2014 là năm mà tỷ lệ thất nghiệp của cử nhân cao đẳng, đại học và trên đại học vẫn ở mức báo động.
Cơ cấu nguồn nhân lực: Hai mảng sáng – tối
Ngày 25/12/2014, thông tin từ Hội nghị Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, do Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng phát ngôn thì tình hình lao động, việc làm của người lao động năm 2014 còn gặp nhiều khó khăn.
Cũng theo thống kê của cơ quan này thì quý I năm 2014, cả nước có tới 162.000 lao động có trình độ đại học và trên đại học thất nghiệp.
Sang quý II của năm, con số này có giảm đôi chút khi cả nước có 147.000 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp trong tổng số hơn 871.000 người trong độ tuổi lao động thất nghiệp (số liệu làm tròn).
Tính tới quý III, số lao động này bị thất nghiệp tiếp tục giảm. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ,TB&XH cho biết: “Số lao động trình độ đại học trở lên thất nghiệp trong quý III giảm 15.400 người so với quý I/2014”.
Tuy nhiên, số lao động có trình độ thất nghiệp giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một nguyên nhân quan trọng được vị Viện trưởng này đưa ra là nhiều cử nhân do không kiếm được việc làm đã chấp nhận làm những việc không đúng trình độ, làm nghề phụ.
Cũng theo thống kê, tuy số cử nhân đại học thất nghiệp giảm nhưng lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp lại gia tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy vậy, giải pháp việc làm cho số lao động có trình độ đại học trở lên chưa bao giờ là vấn đề dễ dàng.
Trong khi đó, các trường đại học lớn trên cả nước như ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM năm nào cũng tuyển sinh hàng nghìn cho tới hàng chục nghìn chỉ tiêu đại học khiến cho nhiều chuyên gia lo ngại, chúng ta đang mất cân đối cung – cầu trong cơ cấu nguồn nhân lực.
Đây là một thực tế đã được rất nhiều chuyên gia giáo dục trong nước cảnh báo và bản thân Chính phủ cũng đã có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
Cuối tháng 10/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP 2014 thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017. Theo đó, các trường này sẽ được tự chủ một cách toàn diện về chỉ tiêu tuyển sinh, tài chính, quản lý và chịu trách nhiệm trước xã hội về nguồn nhân lực đào tạo ra. Việc thí điểm này được coi là một bước đột phá để các trường nâng cao chất lượng đào tạo, giảm chi cho ngân sách Nhà nước.
Trong khi số lượng lao động có trình độ không có việc làm vẫn ở con số báo động thì nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước vẫn tiếp tục tuyển sinh giảng dạy mạnh mẽ và đưa ra những nhận xét khả quan về công tác tuyển sinh và đào tạo sinh viên. Tại hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014 của đại học Huế, trường này đã tuyển đạt 102,06% chỉ tiêu được giao.
Tuy nhiên, bản thân việc này cũng đã tạo ra những tranh luận trái chiều đối với bản thân nhiều trường đại học công lập. Trong khi đó, các trường ngoài công lập lại rất hào hứng và nhiều trường đã gửi đơn lên Bộ Giáo dục & Đào tạo để xin phép tuyển sinh riêng. Trong bối cảnh thương mại hóa giáo dục (nhất là với trường ngoài công lập) thì nhiều chuyên gia cho rằng, việc này sẽ giống như “cá gặp nước” dễ xảy ra tình huống các trường này đào tạo vô tội vạ.
Liệu có phải “Chìa khóa thành công” nằm ở giáo dục?
Trao đổi với PV về những bất hợp lý trong đào tạo nguồn nhân lực hiện nay, GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục cho biết: “Giáo dục đại học cần phải nhìn như một yếu tố trong hệ thống bao gồm cơ quan tuyển dụng, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, các trường phổ thông. Tôi cho rằng, 5 yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ khi phát huy tốt được cả 5 yếu tố thì chất lượng nguồn nhân lực mới đạt được hiệu quả.
Trong khi đó, việc liên kết giữa các cơ quan cùng khối (chẳng hạn cùng khối đại học hay cùng khối phổ thông) vốn còn rất nhiều hạn chế chứ đừng nói tới sự liên kết giữa các cơ quan khác khối. Mặt khác, bản thân các trường đại học cũng rất ít khi cộng tác với nhau trong việc chia sẻ thông tin và nguồn lực. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng phân cắt giữa các cơ sở giáo dục đại học với các cơ sở đào tạo nghề, dẫn tới sự phá vỡ tính chỉnh thể của hệ thống, tạo thành rào cản trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo”.
GS. Hạc cũng cho hay: “Việc bùng nổ các cơ sở giáo dục đại học gần chục năm trở lại đây bắt nguồn từ xu hướng đại chúng hóa và thương mại hóa giáo dục đại học mà không tính đến nhu cầu và khả năng của nền kinh tế. Trong khi đào tạo đại học hiện nay vẫn chỉ dừng ở chỗ đào tạo và cung cấp ra xã hội những gì nhà trường đó có chứ không phải những thứ nền kinh tế cần. Dẫu vậy, nếu muốn đổi mới giáo dục, trước mắt cần phải chuyển từ mô hình cấp phát kinh phí cho các cơ sở giáo dục đại học theo các yếu tố đầu vào sang mô hình cấp phát theo kết quả đầu ra. Tôi nghĩ rằng, xu hướng tự chủ đại học mà trước đây chúng ta bàn luận sôi nổi cũng hướng tới mục tiêu này (tất nhiên mục tiêu là như vậy nhưng cách thực hiện ra sao, tôi chưa bàn tới)”.
Tại hội thảo khoa học Đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ GD&ĐT và Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực tổ chức ngày 26/12/2014 tại Hà Nội, GS. Nguyễn Minh Đường, ủy viên Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực phát biểu: “Hàng năm có hàng vạn sinh viên tốt nghiệp các trường đại học và trường nghề, nhưng không có việc làm. Trong khi đó, nước ta phải nhập khẩu hàng vạn lao động từ nước ngoài, từ công nhân cho tới kỹ sư. Đây là một nghịch lý mà chúng ta phải gánh chịu và gây nên lãng phí to lớn cho Nhà nước và xã hội.
Chúng ta phải xác định nhu cầu đào tạo nhân lực các ngành nghề và trình độ như thế nào để đặt hàng cho hệ thống đào tạo. Tôi cho rằng, đây là giải pháp đột phá vì không thực hiện được giải pháp này, bên cung ứng nhân lực (các trường đào tạo) không biết nhu cầu nhân lực của bên cầu thì không thể nào đáp ứng được nhu cầu của họ và việc đào tạo mất cân đối, vừa thừa, vừa thiếu như hiện nay là không thể khắc phục được”.
Trước đây đã chọn học sai ngành thì bây giờ phải làm thế nào để đón đầu cơ hội việc làm?
Trước thực tế số lao động có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp giảm nhưng số lao động đăng ký bảo hiểm thất nghiệp ở dạng đối tượng này lại tăng, luật sư Nguyễn Văn Nghi (đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Chúng ta cần phải tách bạch rõ hai vấn đề. Thứ nhất là lao động có trình độ đại học trở lên bị thất nghiệp giảm là do đâu? Việc này theo tôi là do nhiều nguyên nhân như: Họ kiếm nghề không đúng chuyên môn, tình hình kinh tế khá hơn nên cơ hội việc làm nhiều hơn…
Nhằm giúp các bạn trẻ tìm được ngành học yêu thích, phù hợp với năng lực của bản thân và có thể sống tốt với nghề sau khi nghiệp. Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long liên kết với Trường Đại học Vinh tuyển sinh lớp văn bằng 2 Luật hình thức vừa học vừa làm giúp các bạn sinh viên có định hướng chính xác trong việc lựa chọn ngành nghề cho phù hợp với năng lực của bản thân.
Địa chỉ văn phòng tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật: Phòng tuyển sinh 103 (Tầng 1) nhà B số 290 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội. Điện thoại liên hệ: 04.6291.7240 – 0912.405.305
Lưu ý: Thí sinh ở xa có thể gửi hồ sơ về qua đường bưu điện theo địa chỉ trên, thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp gọi điện vào số điện thoại trên để được hướng dẫn.