Ngành Luật Thương Mại – Có Thể Bạn Chưa Biết

Đánh giá bài viết :

Luật pháp luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh cãi và liên tục được cập nhật bổ sung sao cho có thể bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế – xã hội đương thời. Yêu cầu những người không làm việc trong chuyên ngành luật cũng như sinh viên các chuyên ngành khác nắm rõ và hiểu toàn bộ hệ thống là một điều không tưởng. Tuy nhiên các bạn hoàn toàn có thể cải thiện vốn hiểu biết của mình thông qua các khóa học văn bằng 2 đại học luật Hà Nội, học tại chức luật hay liên thông đại học luật. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này mình chỉ đề cập tới một phạm trù nhỏ bé trong hệ thống pháp luật Việt Nam đương đại – Luật Thương Mại.

Luật thương mại – học ra thì làm gì?

nganh-luat-thuong-mai-co-the-ban-chua-biet-1

Rất nhiều người, thậm chí là những sinh viên đang theo học chuyên ngành này không hề biết là học xong mai kia mình sẽ làm ở đâu, công tác ở vị trí nào. Trong con mắt của đa số mọi người, học luật ra sẽ làm ở bộ tư pháp, sẽ đứng trên pháp đình với những vụ kiện gây trấn động dư luận,… Tuy nhiên thực thế thì không phải vậy.

Với sự đổi thay của nền kinh tế nước nhà, sinh viên chuyên ngành kinh tế được mặc định sẽ học một số môn học cả chính quy cả tự chọn liên quan tới luật như Pháp luật đại cương, Luật Doanh Nghiệp, Luật Thương mại,… để có thể có nắm bắt được luật pháp qua chiếc lăng kính kinh tế. Với nền tảng này, sau khi ra trường các tân cử nhân hoàn toàn có đủ khả năng làm việc, tư vấn cho lãnh đạo những lối đi, cách làm và thủ thuật đối với các hoạt động kinh doanh để vừa tuân thủ được luật pháp, vừa có thể bảo vệ doanh nghiệp trước những “bẫy thương mại” của đối thủ. Ngoài ra nếu muốn hiểu sâu hơn hoặc làm việc trong lĩnh vực luật thì bạn cần phải học thêm 1 văn bằng 2 luật. Điều này vừa giúp bạn nhận được những vốn kiến thức chuyên sâu, vừa nhận được sự chứng nhận của các cơ quan quản lý (trường đại học)

nganh-luat-thuong-mai-co-the-ban-chua-biet-2

Sinh viên học văn bằng 2 luật được trang bị những gì?

Như đã nói ở trên, khác với những phân ngành luật khác, luật thương mại mang những nét khá đặc thù. Sinh viên học chuyên ngành luật thương mại sẽ được trang bị hệ thống kiến thức pháp luật có liên quan đặc biệt đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Trong quá trình học sinh viên sẽ được hướng dẫn tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành. Song song với đó, các bạn trẻ cũng sẽ được huấn luyện kỹ năng tự tìm hiểu và phân tích vấn đề để có thể chủ động trong các công tác nghiên cứu kiến thức phục vụ cho quá trình làm việc.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên luật thương mại

Sinh viên sau khi tốt nghiệp văn bằng 2 ngành luật thương mại sẽ có thể làm việc tại các vị trí như: cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, trong các công ty tư nhân, công ty nước ngoài; Các vị trí cán bộ trong Sở thương mại, Cục hải quan, Sở kế hoạch – Đầu tư, Phòng Thuế, Phòng Kinh tế…

nganh-luat-thuong-mai-co-the-ban-chua-biet-3

Theo những số liệu thống kê mới đây nhất của bộ GD-ĐT cũng cho thấy số lượng sinh viên theo học các chuyên ngành luật ổn định và có dấu hiệu tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ ngành luật đang trở thành một trong số những ngành hot hiện nay.

Thay cho lời kết

Câu chuyện về công việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên có lẽ sẽ còn tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông và là bài toán nan giải đối với Nhà Nước. Bản thân tác giả chỉ có một lời khuyên duy nhất dành cho bạn đọc đó là: “Hãy tự cứu mình trước khi đợi người khác cứu”. Chúc bạn đọc có một ngày học tập và làm việc thật hiệu quả. Nhớ thường xuyên ghé page và like nếu thấy bài viết hữu ích nhé.