Kì Thi THPT Quốc Gia: Đề ngoại ngữ có thi viết
Theo thông tin chính thức từ Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Trong kì thi THPT Quốc Gia Đề thi môn Ngoại ngữ sẽ có cả phần trắc nghiệm và phần thi viết nhằm mục đích đánh giá toàn diện về khả năng của các thí sinh. Tránh tình trạng quay cóp hoặc “điền bừa”.
Cách thức thi môn Ngoại Ngữ trong kì thi THPT Quốc Gia 2015
Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm nay, 2015 về cơ bản vẫn sẽ được tổ chức giống như đối với năm 2014. Cụ thể đối với môn Ngoại ngữ, thí sinh sẽ được làm bài thi phần thi trắc nghiệm trước, sau khi kết thúc thời gian làm phần trắc nghiệm sẽ tiếp tục được phát phần đề thi viết để thí sinh hoàn thiện.
Tuy nhiên, ở kì thi THPT quốc gia năm nay điểm thi của thí sinh vừa dùng để làm điểm xét công nhận tốt nghiệp vừa làm cơ sở dữ liệu để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ. Chính vì thế, phần thi viết càng là phần thi quan trọng và đóng vai trò như câu hỏi phân loại thí sinh. Nếu theo đúng form điểm được áp dụng tại kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014, thì phần thi viết thí sinh sẽ được tối đa là 2,5 điểm và 7,5 điểm ở phần thi trắc nghiệm. (tổng điểm bài thi được tính theo thang điểm 10).
Phạm vi đề thi trong kì thi THPT Quốc Gia 2015
PGS.TS Trần Văn Nghĩa cho biết, phạm vi đề thi của kì thi THPT năm 2015 chủ yếu đều là các kiến thức được học tại bậc THPT, chủ yếu là lớp 12. Đề thi sẽ được phân thành 2 nhóm câu hỏi được trộn lẫn vào với nhau. Thí sinh sẽ phải đọc hết cả đề thi để xác định được câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào khó để để bố trí thời gian làm bài cho hợp lý.
Về mặt bằng chung mức độ khó của đề thi năm 2015 cũng sẽ ở mức tương tự kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ Giáo Dục sẽ cân nhắc đến các đối tượng thuộc khối GDTX để đảm bảo các thí sinh có lực học trung bình thậm chí hơi yếu nhưng nếu thực sự cố gắng vẫn có thể hoàn toàn bài thi và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.
Giống như các đề thi trong kì thi tuyển đầu vào các khóa đào tạo văn bằng 2 đại học luật, đại học kinh tế hay đề thi xét tuyển ĐH-CĐ 2014, 2 nhóm câu hỏi với độ khó khác nhau (cơ bản và nâng cao) sẽ được trộn lẫn và là cơ sở để phân hóa thí sinh. Bên cạnh đó là các môn xã hội sẽ tiếp tục được vận dụng các câu hỏi mở yêu cầu ở thí sinh kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề được nêu ra trong đề thi. Với cấu trúc đề thi như vậy sẽ giảm thiểu tình trạng học tủ, học thuộc vẹt hiện tại của học sinh, sinh viên.