Có nên học Ngành Luật Kinh tế?

Đánh giá bài viết :

Luật kinh tế là một trong những ngành nghề không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại, Ngành Luật kinh tế luôn gắn liền với sứ mệnh định hướng và kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng và bền vững.

Đối với những thí sinh đang nuôi ý định lựa chọn đăng ký ngành học này, thì ắt hẳn sẽ phân vân có nên học ngành Luật kinh tế hay không? Tốt nghiệp Văn bằng 2 Luật, Tại chức Luật ngành Luật kinh tế ra làm gì? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tháo gỡ những khúc mắc này.

luat-kinh-te

Vì sao nên học ngành Luật kinh tế?

Chính sự nhạy bén và am tường kiến thức của các chuyên gia về Luật kinh tế sẽ góp phần đảm bảo quá trình vận hành bền vững, và an toàn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất và hội nhập kinh tế quốc tế thuận lợi hơn. Vì thế, Ngành Luật kinh tế được xem là một ngành đặc biệt quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta.

Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, chỉ ước tính chỉ riêng các chức danh liên quan đến tư pháp, thì Việt Nam cần khoảng 13.000 nhân sự, cần 2.000 công chứng viên, khoảng 3.000 chấp hành viên, và khoảng 300 thẩm tra viên và chuyên viên làm công tác thừa phát lại.

Như vậy, những cử nhân Luật kinh tế có trình độ cao trong lĩnh vực luật pháp – kinh doanh – thương mại – sở hữu kỹ năng chuyên sâu đàm phán, khả năng tư vấn, giải quyết những vấn đề pháp lý, đảm đương tốt việc nghiên cứu đặt ra trong thực tiễn kinh doanh sẽ trở thành đối tượng săn đón của các nhà tuyển dụng.

Tốt nghiệp Đại học ngành Luật kinh tế ra làm công việc gì?

Cùng với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập, sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh về các mặt liên quan đến pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế. Bởi vậy, nhu cầu nhân lực ở ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều tiềm năng ổn định trong xã hội.

Các tân cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, sẽ dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cụ thể cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Làm chuyên gia tư vấn pháp lý, đánh giá, phân tích, giải quyết những vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, đúng chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh t;
  • Làm chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
  • Làm chuyên viên tư vấn pháp luật, hành pháp, chuyên viên lập pháp và tư pháp;
  • Làm công tác nghiên cứu – giảng dạy về pháp luật kinh tế.