Trường ĐH áp dụng sơ tuyển – Thí sinh chưa thi đã trượt

Đánh giá bài viết :

Kì thi quốc gia năm nay đang ngày càng “nóng” đần với rất nhiều thay đổi, khi mà Bộ GD – ĐT quyết định gộp 2 kì thi tuyển sinh CĐ, ĐH và kì thi tốt nghiệp THPT lại thành 1 kì thi chung. Theo đó năm nay sẽ có 3 mức điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT, còn một số trường ĐH lại đưa ra tiêu chí để sơ tuyển thí sinh đủ điều kiện dự tuyển, tuy nhiên phương án xét tuyển đại học năm 2015 của nhiều trường đại học công bố đã đẩy học sinh vào thế kẹt.

dai-hoc-so-tuyen-thi-sinh-chua-thi-da-truot

Đại học sơ tuyển thí sinh chưa thi đã trượt

Phương án của một số trường ĐH đẩy thí sinh vào thế chưa thi đã trượt:

ĐH Ngoại thương vẫn giữ nguyên khung các khối thi như những năm trước. Cụ thể, các khối thi sẽ vẫn là A, A1, D. Đối với các ngành ngôn ngữ thì môn Ngoại ngữ vẫn nhân hệ số 2.

ĐH Y Hà Nội có thể tổ chức sơ tuyển, trừ đối tượng tuyển thẳng (các môn Toán, Hóa, Sinh học). Tiêu chí sơ tuyển dựa vào tổng điểm trung bình của ba môn ở 5 học kỳ THPT (6 kỳ đối với các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước). Để đạt sơ tuyển, thí sinh phải có điểm trung bình mỗi môn trên 7 đối với hệ bác sĩ, và trên 6 điểm đối với hệ cử nhân.

Tuy nhiên, có thêm điều kiện để thí sinh được nộp hồ sơ dự tuyển là điểm trung bình chung học tập từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ 6,5 trở lên; hạnh kiểm từng năm học THPT (lớp 10, 11, 12) từ loại Khá trở lên; tổng điểm 3 môn thi theo từng khối thi đạt mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của trường.

Cùng đó, các thí sinh đã tốt nghiệp năm ngoái thì ngoài xét qua điểm 3 môn khối thi, cũng phải đạt điều kiện này, tức là học bạ của các năm học trước vẫn phải từ 6,5 trở lên.

ĐH Quốc gia TPHCM lần đầu áp dụng việc sơ tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT. Thí sinh trúng tuyển vào các trường thành viên phải đạt điểm trung bình của 5 học kỳ trung học phổ thông tối thiểu là 6,5.

Hình thức xét tuyển sẽ theo nguyên tắc chọn thí sinh có điểm từ cao xuống thấp. Trong trường hợp thí sinh có điểm bằng nhau sẽ sử dụng tiêu chí bổ sung là điểm trung bình 2 năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 lớp 12.

ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương yêu cầu sơ tuyển học bạ đối với ngành Y đa khoa phải có điểm trung bình chung của mỗi môn Toán, Hóa, Sinh 5 học kỳ THPT (6 kỳ đối với các thí sinh đã tốt nghiệp các năm trước) đạt 6,5/10 trở lên; các ngành cử nhân có điểm trung bình từ 6,0 trở lên; hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại khá.

ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng sẽ chọn hồ sơ theo cách thí sinh đạt điều kiện phải có tổng trung bình chung của 3 môn thi trong 6 học kỳ THPT trên 20 điểm.

Phương án xét tuyển của Học viện Ngân hàng cũng yêu cầu điều kiện sơ tuyển hồ sơ thí sinh phải có điểm trung bình chung tích lũy tất cả các môn của từng năm học THPT từ 6,5 điểm trở lên.

Nhiều trường xét tuyển theo học bạ cũng yêu cầu các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 6,5 trở lên, hạnh kiểm khá như ĐH Kinh tế tài chính TPHCM, ĐH Tài nguyên và môi trường TPHCM..

Với những quy định này, nhiều học sinh đã bị trượt ĐH từ trước khi dự thi. Thí sinh Trần H.T (Tây Ninh) buồn bã cho biết: “Em dự định nộp hồ sơ thi vào ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TPHCM) nhưng đành phải từ bỏ, vì trước đây em không chú ý nhiều lắm đến các môn xã hội, điểm thấp nên không đạt được trung bình 6.5 dù các môn toán, lý, hóa không tệ”.

H.T cho biết thêm, rất nhiều học sinh đến năm lớp 12 mới tập trung chú ý vào điểm số nhưng cũng không thể gỡ gạc điểm của những học kỳ trước.

hoc-trung-cap-luat-ha-noi-2015

Theo dự báo năm nay hệ trung cấp sẽ là lựa chọn của nhiều thí sinh

Như vậy, với những yêu cầu xét tuyển này, vô hình chung, các em đã bị đánh trượt ĐH ngay cả khi chưa thi. Cho lên hướng đi của các thí sinh này nhiều khả năng sẽ là chọn học trung cấp những ngành sẽ rất cần nguồn nhân lực trong tương lai như trung cấp y, trung cấp luật, văn bằng 2 đại học luật xét tuyển….