Học cách lắng nghe nhân viên
Làm một nhà quản lý không hề dễ. Trong một tổ chức, chúng ta không khó để thấy cảnh các nhân viên đoàn kết lại để “cách ly” sếp, cũng chỉ vì họ không thấy thoải mái khi cả nhóm cùng đi ăn trưa và mời sếp đi cùng. Bất kể sự cách biệt ấy, ở cương vị là sếp, là nhà quản lý vẫn có trách nhiệm huấn luyện và phát triển nhân viên của mình. Bằng cách tiếp xúc, và trao đổi và đào tạo nhân viên, các nhà quản lý sẽ có cơ hội học tập nhiều hơn những điều mới lạ từ họ. Sau đây, page văn bằng 2 đại học Luật xin được chia sẻ những điều nhà quản lý nên làm để đón nhận kiến thức từ cấp dưới!
Hãy học cách lắng nghe nhân viên và tạo những ý tưởng mới lạ trong tổ chức
Thông thường nhân viên chính là người mang đến nhiều ý tưởng mới và độc đáo cho tổ chức hơn là cấp trên. Bởi vậy, nhà quản lý cần phải tận dụng một không gian làm việc cởi mở, và khuyến khích mọi người cùng thảo luận và chia sẻ ý tưởng. Bằng những việc làm đơn giản ấy mọi người sẽ sẵn sàng mang đến những ý tưởng mới, và đóng góp nhiều hơn vào “mỏ vàng” thông tin của tổ chức.
Đặc biệt nhóm trẻ 8X và 9X nên được xem là cỗ máy suy nghĩ của tổ chức vì họ trẻ hơn, họ bắt kịp thông tin của thời đại nhanh hơn và luôn hướng đến những phát minh mới nhiều hơn. Và họ sẽ mang đến bàn họp những sáng kiến mới lạ hơn.
Học cách đón nhận ý tưởng từ nhân viên, Cải thiện quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới
Nhà quản lý nên tận dụng một không gian làm việc cởi mở, và khuyến khích mọi người cùng thảo luận và chia sẻ ý tưởng.
Thường xuyên đánh giá và đổi mới khi cần thiết, trong quá trình tuyển dụng nhân tài sẽ đảm bảo rằng bạn luôn mang đến những nguồn lực mới hiệu quả và có ích cho tổ chức và mọi nhân viên.
Bên cạnh đó, nhân viên mới sau khi trải qua quá trình hướng nghiệp và đào tạo ban đầu thường sẽ đưa ra những ý tưởng mới cũng như bức tranh độc đáo hơn về tương lai của tổ chức trong cách nhìn nhận vấn đề của họ.
Các nhà quản lý nên xem trọng và tận dụng những ý tưởng này để cải thiện hoạt động của tổ chức, hay ít ra là có thêm những lựa chọn khi đưa ra quyết định về sau.
Nên hỏi thăm nhân viên mới cũng như nhân viên cũ về hiệu quả của quá trình tuyển dụng mà họ đã từng trải qua với tổ chức để điều chỉnh sao cho phù hợp hơn, sẽ giúp tổ chức dễ dàng vươn tới những nguồn nhân tài mới trong tương lai.
- Tuyển sinh văn bằng 2 đại học luật Viện Đại học Mở Hà Nội
- Học Luật ra trường làm những công việc gì?
Học cách tin tưởng
Không ít nhân viên cảm thấy làm việc tốt nhất khi biết có sếp đang đứng sau lưng mình và sẵn sàng chỉ bảo mình khi làm sai. Thế nhưng số khác lại cho rằng họ cảm thấy bị quản lý quá khắt khe và không thể làm việc hiệu quả và đạt công suất cao nhất với một người sếp như thế.
Một nhà quản lý giỏi biết cách cân bằng giữa việc tạo ra không gian cho nhân viên dễ “thở” và tăng cường việc quản lý nếu cần thiết. Những nhân viên chính là người chỉ cho sếp thấy rằng niềm tin sếp dành cho họ là điều cần nhất để họ thành công, vì vậy hãy đừng quá lo lắng khi giao việc cho nhân viên.
Hãy cứ giao việc và tin rằng đội ngũ nhân viên sẽ làm hết mình để hoàn tất sứ mệnh mà sếp đã giao cho họ với niềm tin và trách nhiệm. Khi nhân viên được sếp tin tưởng sẽ dành nhiều thời gian hơn để tập trung vào bức tranh lớn trước mắt hơn là tập trung vào hình ảnh người sếp đang đứng sau lưng quan sát từng bước đi của họ.
Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ trong bài viết của page Văn bằng 2 Luật có thể giúp ích cho quí độc giả. Like và share nếu thấy hay bạn nhé!