Kỳ thi THPT quốc gia sẽ chỉ còn 3 ngày vào năm 2016
Kỳ thi quốc gia năm 2016 | Văn bằng 2 Đại học Luật
Năm 2015, thì kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức trong 4 ngày; dự kiến năm 2016, kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 13 đến 15/6. Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016, được Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 22/6.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 phải giảm bớt việc cho các sở
GS.TSKH Nguyễn Kim Vui – nguyên Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề nghị tiếp tục thực hiện kỳ thi THPT quốc gia cùng với việc khắc phục một số hạn chế trong công tác tuyển sinh theo hướng dành quyền tự chủ cao hơn cho các trường CĐ, ĐH; Bộ GD&ĐT kiểm soát chất lượng và quy chế tuyển sinh; tăng cường kiểm soát quy mô đào tạo, đặc biệt là một số trường ĐH lớn cần phải kiểm soát tốt. PGS.TS Đỗ Văn Xê – nguyên Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cũng cho rằng, các đại biểu đề nghị kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 cần có sự phối hợp của các Sở GD&ĐT ở khâu đăng ký xét tuyển để tránh tình trạng thí sinh, và phụ huynh phải lúng túng và vất vả.
Một số ý kiến cũng đề nghị Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn giao cho các trường ĐH và các Sở việc công bố điểm kỳ thi THPT quốc gia để Bộ được chia sẻ bớt gánh nặng của kỳ thi này. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ nên kiểm tra năng lực đào tạo các trường trước khi phân bổ chỉ tiêu để đảm bảo công bằng giữa các trường.
Kỳ thi THPT quốc gia 2016 phải sửa nhiều bất cập
Về kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT năm 2016, ý kiến khá tập trung tại Hội nghị cho rằng, việc bố trí thời gian thi trong 4 ngày như năm 2015 là quá dài, điều này gây áp lực cho thí sinh và các trường. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà giáo và toàn xã hội, thì Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 trong 3 ngày từ 13 đến 15/6 năm 2016 với một số đổi mới: về đề thi năm 2016 tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, và phải có độ phân hóa cao, để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, và đáp ứng mục tiêu của kỳ thi.
Sau khi có kết quả thi quốc gia, các trường ĐH, CĐ chủ động tự tổ chức tuyển sinh và Bộ chỉ quy định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh tham gia xét tuyển, giảm thí sinh ảo cho các trường trong các đợt, mỗi đợt từ 5-7 ngày.