Những điều cần chú ý khi xin việc

Đánh giá bài viết :

Chuyên mục Kỹ năng sống | văn bằng 2 đại học luật

Thông thường để hợp đồng lao động được ký kết, thì những người tìm việc sẽ trải qua ba quá trình cơ bản: Bước đầu là nộp hồ sơ xin việc => bước 2 là phỏng vấn => cuổi cùng bước 3 là thử việc. Bài viết này nhằm mục đích giúp các bạn tân cử nhân với ý định tìm việc có cái nhìn rõ hơn về bản chất vấn đề “tuyển mộ” của các nhà tuyển dụng, dưới góc độ Kinh Tế Học Thông Tin.

nhung-luu-y-khi-xin-viec

Những điều cần chú ý khi xin việc

Bản thân người xin việc là người biết mình có năng lực phù hợp như thế nào với nghề mà mình muốn ứng tuyển nhưng nhà tuyển dụng (người ra quyết định) lại không biết rõ điều này. Do vậy, thông thường các nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn các ứng viên qua 3 bước sau:

Bước 1: Nhà tuyển dụng sẽ đăng tin tuyển dụng và lựa chọn những hồ sơ xin việc thích hợp:

Ở bước này, sẽ có nhiều hồ sơ gửi về nên nhân sự sẽ loại bớt những CV không đạt được các tiêu chí cho công việc đó: đầu tiên là xét bằng cấp chuyên ngành, sau đó tới kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực ứng tuyển, không có thành tích nổi trội, hay những người không rõ định hướng cho công việc cũng rất khó ghi điểm, …. Có nhiều CV trình bày cẩu thả, lỗi trình bày thiếu thông tin và không hấp dẫn người đọc (đây là một trong những lí do bạn không bao giờ được gọi phỏng vấn mà không hiểu tại sao).

Bước 2: Vòng phỏng vấn:

Vòng phỏng vấn, thông thường người tìm việc sẽ trải qua 3 vòng (mặt đối mặt) face to face với các bộ phận phụ trách gồm: Bộ phận nhân sự, gặp người quản lý trực tiếp (First line manager), cuối cùng mới gặp người quản lý cao hơn (Second line manager).

Muc đích của vòng này là để có cái nhìn chân thực hơn về ứng viên: xác nhận lại và tìm hiểu thêm về những thông tin viết trong CV mà ứng viên đã cung cấp; về thái độ, tính cách, sự am hiểu về công việc, và các khả năng xử lý các tình huống nhà tuyển dụng đặt ra. Có 9 câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tuyển dụng thường dùng như sau:

  1. Bạn biết gì về công ty?
  2. Giới thiệu về bản thân bạn?
  3. Điểm mạnh điểm yếu của bạn?
  4. Bạn có thể làm được những gì cho công ty?
  5. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn?
  6. Thành tích bạn đạt được?
  7. Bạn sẽ làm gì khi được nhận vào?
  8. Mức lương bạn muốn?…
  9. Tại sao chọn công ty tôi?

Các bạn Lưu ý rằng: Trong ba nhân vật phỏng vấn bạn thì First line manager là người có vai trò quan trọng vì họ là người sẽ quản lý trực tiếp bạn, bởi vậy nên cần có sự phù hợp về tính cách để tạo sự ăn ý trong công việc và đây là người biết được nên chọn người thế nào để thích hợp với đia bàn sắp tới bạn sẽ phụ trách.

Bước 3: Bước Thử việc:

Sau khi ký hợp đồng, thông thường sẽ có 2 tháng thử việc. Ở bước này công ty sẽ training về kĩ năng cần thiết, các chính sách công ty, các kiến thức sản phẩm,… Cũng sẽ đồng thời theo dõi , và đo lường hiệu quả và hiệu suất làm việc với sếp trực tiếp cũng như cách bạn làm việc với nhóm để xem xét việc kí hợp đồng chính thức với bạn hay không.

Tóm lại, người tìm việc có nhiệm vụ là phát các tín hiện, và phải thể hiện được: Thái độ làm việc, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có kĩ năng và Kiến thức của mình có thể đáp ứng được với công việc được giao phó.

Có hai điều lưu ý các bạn nên nhớ:

Hãy phát ra những tín hiệu trung thực về bản thân vì nhà tuyển dụng có rất nhiều kinh nghiệm và công cụ để phát hiện ra sự thiếu trung thực, vì vậy một khi không còn niềm tin bạn sẽ là người thất bại.

Có đôi lúc người được chọn không phải là người xuất sắc nhất mà là người phù hợp nhất với người ra quyết định.

Văn bằng 2 Luật tổng hợp