Người lao động phải làm gì khi bị ép thôi việc vô cớ
Bạn Tạ Thị Linh quê ở Nam Định có gửi câu hỏi cho chuyên mục tư vấn của page Văn bằng 2 Đại học Luật như sau: Tôi kí hợp đồng không xác định thời hạn với công ty nơi mình đang làm việc. Thời gian vừa rồi công ty thay đổi người đại diện pháp luật mới, đã bắt tôi phải viết đơn nghỉ việc nhưng tôi không đồng ý.
Thấy như vậy, phía công ty đã tìm mọi cách để ép tôi phải nghỉ việc như: Khóa cửa phòng làm việc của tôi, khóa email công ty, bắt tôi phải bàn giao lại các công việc mình đang phụ trách cho người không liên quan đến công việc của tôi. Bên cạnh đó còn bắt tôi phải làm rất nhiều tường trình trình về những việc tôi không hề biết… Vậy xin hỏi trong trường hợp này tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình?
Người lao động phải làm gì khi bị ép thôi việc vô cớ
Để xác định trong trường hợp của bạn Linh, cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trước hết cần xem xét lại việc chấm dứt hợp đồng của công ty bạn với bạn có đúng theo các quy định về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động của người sử dụng lao động hay không. Quy định cụ thể như sau:
Theo qui định tại Điều 38 của Bộ luật lao động quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của những người sử dụng lao động như sau:
Những người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ở trong những trường hợp sau đây:
– Những người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc của mình theo như hợp đồng lao động;
– Những người lao động bị ốm đau, hoặc bị tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà chưa khỏi đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm việc, đã điều trị 06 tháng liên tục mà chưa khỏi , đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với những người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một số công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng trong khi khả năng lao động chưa hồi phục.
– Do thiên tai, do hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo đúng quy định của pháp luật đã đưa ra, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất;
– Những người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn theo như quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Do địch họa, hoặc dịch bệnh khiến không thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh được nữa;
– Do di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, địa địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.”.
Do đó, công ty của bạn Linh chỉ được cho bạn nghỉ việc nếu có một trong các lý do nêu trên. Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn khi có một trong các lý do nêu trên, và bắt buộc công ty của bạn phải báo trước cho bạn ít nhất 45 ngày bởi vì hợp đồng giữa bạn và công ty là hợp đồng không xác định thời hạn.
Ở đây, theo như thông tin bạn cung cấp, người quản lý đã yêu cầu bạn tự viết đơn xin nghỉ việc. Bởi đây là vấn đề thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên không trái với quy định của pháp luật. Thế nhưng, do là thoả thuận nên bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý viết đơn xin thôi việc. Nếu như bạn không tự nguyện viết đơn xin thôi việc, người quản lý đó cũng không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu người lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 như ở trên.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật lao động và Điều 33 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nếu như xét thấy việc công ty bắt bạn phải giải trình và xử lý kỷ luật bạn là không đúng thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn Linh có thể lựa chọn việc khiếu nại hoặc khởi kiện ra tòa án để để nghị giải quyết.
Văn bằng 2 Luật tổng hợp